Người thiết kế phải thể hiện đúng đắn trên bản vẽ thiết kế hình dạng, kết cấu kích thước và kết quả tính toán, dự định về cách chế tạo và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Bản vẽ thiết kế dùng để thể hiện đối tượng thiết kế, là cơ sở để chỉ đạo việc sản xuất, đổng thời cũng là phương tiện thông tin kỹ thuật. Người thiết kế phải thể hiện đúng dắn trên bản vẽ thiết kế hình dạng, kết cấu kích thước và kết quả tính toán, dự định về cách chế tạo và các yẽu cầu kỹ thuật khác.
Khi trình bày bản vẽ thiết kế cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau :
I. TIÊU CHUẨN CHUNG
- Khổ giấy
Mỗi bản vẽ thiết kế được thực hiện trẽn một khổ giấy có kích thước quy dịnh theo tiêu chuẩn. Kích thưđc của các khổ giây chính như sau :
Ký hiệu khổ giấy |
AO |
A1 | A2 | A3 |
A4 |
Kích thước các khổ giấy tính bằng mm |
1189 X 841 |
841 X 594 |
594 X 420 |
420 X 297 |
297×210 |
2. Khung vẽ và khung tên
Các bản vẽ đều phải có khung tên và khung vẽ, kích thước được quy định thống nhất theo tiêu chuẩn. Cụ thể:
Khung vẽ
- Kẻ bằng nét cơ bản.
- Nếu bản vẽ rời thì khung vẽ kẻ cách đều mép khổ giấy vẽ 5 mm.
- Nếu bản vẽ đóng thành tập thì riêng khung vẽ bên trái kẻ cách mép khổ giấy vẽ 25mm.
Hình. Khung vẽ cơ bản
Khung tên
- Kẻ bằng nét cơ bản.
- Được đặt ở góc dưới bên tay phải của bản vẽ (trong một số trường hợp dặc biệt nếu góc dưới bên phải bị vướng các chi tiết thì cho phép chuyển sang góc dưới bên tay trái).
Khung có kích thước cố định là 140 X 32, dược chia thành 11 ô nhỏ dể ghi các thông tin của bản vẽ.
3. Đường nét trên bản vẽ
Để biểu diễn, hình dáng của chi tiết sản phẩm trên bản vẽ thiết kế sản phẩm, người ta thường dùng các loại nét vẽ có hình dáng’và kích thước khác nhau, cụ thể là:
– Nét cơ bản : là loại nét đậm liền, được ký hiệu là b, có kích thước b = 0,6 4-1,5mm, dùng để thể hiện đường bao của vật thể hay chi tiết sản phẩm. Đường bao mặt cắt rời giới hạn vị trí của từng sản phẩm.
-Nét liền mảnh : là loại nét mảnh có kích thước bằng b/2. Dùng để thể hiện các đường dựng hình, đường dóng kích thước, đường gạch chéo, gạch song song trên các chi tiết sản phẩm.
– Nét lượn sóng : là loại nét mảnh, lưcm sóng có kích thước bằng b/2. Dùng để thể hiện đường phân cách giữa hình cát và hình chiếu hoặc các chỉ tiết biểu diễn còn đang dở dang chưa kết thúc (h .4.5).
– Nét đứt đoạn : là loại nét dứt có kích thước bằng b/2. Dùng để thể hiện dường may, dường khuất của các chi tiết.
– Nét chẩm gạch : là loại nét dứt có chấm xen kẽ nhau, kích thước bằng b/2. Dùng dể thể hiện đường trục dối xứng, đường dóng tâm, đường bẻ gấp của các chi tiết.
- Tỷ lệ bản vẽ
- Định nghĩa tỷ ỉệ :là tỷ số giữa các kích thước đo được trên hình biểu điễn (hình trên bản vẽ) với kích thước tương ứng đo được trên vật thể.
- Khi ghi kích thước trên bản vẽ không ghi kích thước tỷ lệ mà ghi kích thước đúng của vật thể hay chi tiết sản phẩm.
- Tu ỳ theo độ lón nhỏ của chi tiết và khổ giấy vẽ mà người vẽ lựa chọn tỷ lệ của bản vẽ cho phù hợp.
- Đối với bản vẽ thiết kế y phục người ta thường dùng các tỷ lệ sau:
- :1 , 1 : 2 , 1 ; 4 , 1 : 5,2 : 1 ,4 : 1 , 5 : 1.
- Một số ký hiệu mặt vải
Trong quá trình mô tả công nghệ may người ta thường dùng một số các ký hiệu để phân biệt mặt vải, cụ thể là :
Hình . a) Mặt phải của chi tiết sản phẩm ; b) Mặt trái của chì tiết sản phẩm ;c) Mặt phải vải tái; d) Mặt trái vải tời ; e) Dipig ; dóng.
4. Ký hiệu mặt cát và dấu láp ráp
- Ký hiệu mật cất: dùng dể mô tả hình vẽ mặt cắt các Ghi tiết khi gia công lắp ráp. Cụ thể như sau :
- ———————-
- » » » o » *=*=*
- ———————————————————————————– >■
- N
Hình. Ký hiệu mặt cát và dấu láp ráp
5. Một số quy ước khác
- Hình dối xứng qua dường trục chỉ cần biểu diễn một nửa đối xứng, giới hạn bằng nét chấm gạch.
- Căn cứ theo bề rộng của nét cơ bản để xác định bề rộng của các đường nét khác trong cùng một bản vẽ (bề rộng của các nét trên một bản vẽ phải dểu nhau).
- Nét khung vẽ, khung tên, đưcmg bao chi tiết sản phẩm có nét vẽ là nét cơ bản (b).
- Trên khung tên có thể viết thêm yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ hay ý dổ của người thiết kế, các tính chất của bản vẽ mà người thực hiện bản vẽ phải tuân theo các yêu cầu đó.
6. Chữ và số
- Trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài hình vẽ còn có nhũng con số ghi kích thước, những ký hiệu bằng chữ, những ghi chú, những yêu cầu kỹ thuật .v.v…
- Chữ và số ghi trên bản vẽ phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc và không gây ra nhầm lẫn. Hình dạng, kích thước của chữ V’d số viết bằng tay được quy ước theo TCVN 6-74.
- Theo quy định khổ chữ in hoa và chữ số kích thước tính bằng mm. Bao gồm các cỡ chữ sau : 14; 10; 7; 5; 3; 2,5mm (không dùng các cỡ chữ nhỏ hơn 2,5mm và lớn hơn 14mm).
Chiểu cao của chữ in hoa ký hiệu là : h, ta có :
- Chiều cao của chữ thường (trừ các chữ có dầu và có chân) bằng 5/7h.
- Chiều rộng của chữ hoa bằng 5/7h.
- Chiểu rộng của chữ thường bằng 4/7h.
- Chiều rộng của nét chữ và số là l/7h.
Chữ viết nghiêng 75° so với đường kẻ ngang.
Hình. Bảng chữ mẫu
7. Ký hiệu canh sợi vải
- Định nghĩa canh sợi : Canh sợi là hướng di của sợi dệt theo chiều dọc của tấm vải.
- Ký hiệu canh sợi: Để giúp cho người thợ cắt, may biết dược yêu cầu về hướng canh sợi của các chi tiết sản phẩm trên bản vẽ kỹ thuật các chi tiết cần dược đánh đấu ký hiệu hướng canh sợi rõ ràng theo quy định
8. Ghi kích thước trên bản vẽ
*Ghi kích thước
Kích thước trên bản vẽ thể hiện độ ỉớn thật của vật thể dược biểu diẻn, ghi kích thước trên bản vẽ là một vấn đề quan trọng trong khi lập bản vẽ. Kích thước ghi phải thống nhất, trình bày rõ ràng. Các quy tắc và cách ghi kích thước quy định trong TCVN 10-74, những kích thước ghi trên bản vẽ thể hiện số đo kích thước của vật thể.
- Kích thước độ đài đùng đơn vị là cm (trong ngành may mặc), trên bản vẽ không được ghi tên hay ký hiệu đơn vị đo (chỉ ghi chữ số).
- Không được ghi kích thước dưới dạng phân số.
* Đường kích thước và đường dóng
Kích thước vẽ bằng nét liền mảnh và giới hạn hai dầu bằng mũi tên, độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng của nét cơ bản trong bản vẽ
- Khi hai đường kích thước quá ngắn, không đủ chỗ vẽ mũi tên thì đường kích thước được kéo dài về hai phía và mũi tên dược vẽ ở ngoài hai đường dóng (h. 4.15).
- Khi các đường kích thước nối tiếp nhau mà không đủ chỗ vẽ mũi tên thì dùng dấu gạch xiên dể thay mũi tên (h. 4.16).
Đường kích thước của doạn thẳng thì kẻ song song vởi đoạn thẳng đó
- Biểu điễn hình cắt lìa thì đường kích thước vẫn kẻ suốt và số đo kích thước vẫn thể hiện số đo toàn bộ chiều dài (h.4.18).
- Đường đóng qua mũi tên thì ở chỗ mũi tên phải vẽ ngắt quãng (cả đường bao sản phẩm).
- Con số kích thước phải viết chính xác, rõ ràng à trên đường kích thước và phải viết ở giữa đường kích thước, chiều cao con số kích thước không bé hơn 3mm.
- Không cho phép bất kỳ đường nét nào của bản vẽ kẻ chồng lên con số kích thước. Đối với kích thước quá bé, không đủ chỗ ghi chữ số thì con số kích thước được ghi trên đường kích thước kéo dài.
II. DỤNG CỤ VẼ
- Tầm quan trọng của dụng cụ vẽ
Để lập được những bản vẽ, người ta phải dùng dụng cụ vẽ và vật liệu riêng. Mỗi loại dụng cụ đều có những tác dụng riêng biệt cho từng công việc trong quá trình thiết lập một bản vẽ thiết kế.
VI vậy, để vẽ được nhanh và đạt yêu cầu kỹ thuật, người vẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dung cụ vẽ theo đúng yêu cầu của môn học.
- Dụng cụ vẽ kỹ thuật
- Bàn vẽ
Phải có kích thước tương ứng với khổ giấy AO (khổ giấy to nhất). Mặt bàn phải phảng, cứng để khi vẽ không gây rách giấy.
– Thước kẻ
Thường dùng loại thước kẻ mi ca có dô dài 50cm và 100cm, trên thước có ghi dơn vị rõ ràng.
– Bút chì
Sử dụng hai loại bút chì :
- Bút chì cứng (ký hiệu HB) dùng dể vẽ phác thảo.
- Bút chì mềm (ký hiệu B) dùng dể hoàn thiện bản vẽ.
– Tẩy chì
Dùng để tẩy các đường vẽ chưa đạt yêu cẩu. Nên sử dụng các loại tẩy mềm, màu trắng dể khi tẩy không làm bẩn giấy vẽ và làm ráchgiấy.
– Compa
Dùng để chia các đoạn thẳng, do các doạn thẳng bằng nhau…
– Êke
Dùng dể hỗ trợ dựng các góc vuông trong quá trình dựng hình.
– Thước cong
Dùng dể hỗ trợ vẽ các dường cong khi cần thiết.
– Màu vẽ và bút lông
Dùng để tô màu lên bản vẽ, mô tả màu sắc của vật liệu khi cần thiết có sự phối màu.
III. TRÌNH TỰ LẬP BẢN VẼ
Để nâng cao hiệu suất đảm bảo chất lượng của bản vẽ, ngay từ dầu phải rèn luyện những thao tác vẽ cơ bản, bố trí tổ chức nội dung công việc vẽ một cách hợp lý.
Quá trình thực hiện một bản vẽ thường chia làm hai giai đoạn :
- Giai đoạn vẽ phác thảo (vẽ mờ).
- Giai doạn hoàn thiện (vẽ đậm).
- Giai đoạn vẽ phác thảo
Ở giai đoạn này, người thực hiện bản vẽ sau khi nấm được các yêu cầu cần phải dự kiến bố cục bản vẽ, trình bày phác thảo bàng bút chì cứng toàn bô bản vẽ (kể cả khung bản vẽ, khung tên), Sau khi vẽ phác thảo xong, cần kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ, tẩy xoá những nét vẽ không cần thiết rồi mới chuyển sang giai đoạn hoàn thiện.
- Giai đoạn hoàn thiện
Ớ giai đoạn này, người vẽ cần tiến hành tô đậm theo những thú tự sau :
- Kẻ các dường trục, đường dóng tâm bằng nét chấm gạch mảnh.
- Tô dậm các đường bao quanh vật thể. Cần chú ý tô đậm theo thứ tự các hình vẽ chi tiết, hết hình này mới chuyển sang hình khác.
- Tô các nét đứt đoạn.
- Tô các nét liền mảnh ; dường kích thước, đường dóng, đường gạch chéo.
- Vẽ các mũi tên.
- Ghi các chữ số kích thước.
- Kẻ khung bản vẽ, khung tên.
- Viết các yêu cầu kỹ thuật, ghi chú bằng chữ.
- Vệ sinh bản vẽ.
- Kiểm tra lại toàn bô bản vẽ.
Xuân Nguyễn