I – KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẦN ÁO
1. Khái niệm về quần áo
Trang phục nói chung, quần áo nói riêng là một trong những vật dụng cần thiết trước tiên trong cuộc sống của con người và được sử dụng riêng đối với mỗi người.
Trang phục bao gồm : quần, váy, áo, giày, mũ, găng tay, tất… Trong đó phần chính là quần áo (bao gồm: quần, váy, áo và các sản phẩm phối hợp). Quần áo được hiểu là một sản phẩm hoặc một bộ sản phẩm nhằm che phủ và bảo vệ cơ thể con người.
Quần áo hiện đại có thể được may từ nhiều loại vật liệu khác nhau : vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, da lông tự’nhiên và nhân tạo,..,
Quần áo là kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người. Quá trình phát triển của quần áo chịu ảnh hưởng của sự phát triển xã hội, quá trình lao động, sự phát triển khoa học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế, dịa lý,… Nó thể hiên một phần quan trọng các yếu tố vật chất và tinh thần của một nền văn hoá.
2. Chức năng của quần áo
Trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của xã hội loài người, quần áo đều thể hiên hai chức năng cơ bản, đó là: chức năng sử dụng và chức năng thông tin – thẩm mỹ.
***Chức năng, sử dụng:
– Chức năng bảo vệ: Quần áo che chở và bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi những tác động có hại của môi trường: tác động của yếu tố khí hậu (mưa, gió, bức xạ nhiệt, ánh sáng,…), tác động cơ học của môi trường (bụi, xung chấn,…)
– Chức năng sinh lý học: Quần áo tạo điều kiện thuận tiện và tiện nghi cho cơ thể con người trong sinh hoạt và lao dộng ; không làm cản trở các hoạt động của cơ thể, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất trên bề mặt da của cơ thể.
>>> Xem thêm: Học thiết kế ở đâu là tốt nhất?
*** Chức năng thông tin – thẩm mỹ :
– Chức năng thông tin xã hội: trong lịch sử phát triển, quần áo luôn luôn là một trong những yếu tố chính thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội xung quanh. Quần áo trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa loài người. Quđn áo thể hiện trình độ văn hóa không chỉ của người mặc mà còn của cả dân tộc, xã hội thời kỳ đó.
– Chức năng thông tin cá nhân: qua quần áo người ta có thể biết một cách tương đối một số thông tin cơ bản về người mạc như: sở thích, tính cách, nghề nghiệp, vị trì xã hội…
– Chức năng thẩm mỹ: quần áo góp phần nâng cao vẻ đẹp bên ngoài của con người nhờ sự lựa chọn phù hợp màu sắp, hình dáng, cấu trúc và các chi tiết trang trí trên quần áo với cơ thể người mặc.
Với mọi chủng loại quần áo dều thể hiện đầy dủ cả hai nhóm chức năng cơ bản trên, tuy nhiên mức độ quan trọng của mỗi nhóm chức năng có thể là khác nhau.
II – PHÂN LOẠI QUẦN ÁO
Quần áo được sử dụng hiện nay rất phong phú và da dạng về chủng loại, đối tượng và diều kiên sử dụng, chức năng và dặc điểm kết cấu. Vì vây các yêu cầu khi thiết kế cũng khác nhau.
Để thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng quần áo, người ta tiến hành phân loại quần áo theo một số đặc trưng sau :
* Theo đối tượng sử dụng:
+ Theo giới tính : quần áo nam, quần áo nữ.
+ Theo lứa tuổi: quần áo trẻ em (trẻ sơ sinh, mẫu giáo, thiếu nhi, thiếu niên), quần áo thanh niên, quần áo trung niên, quần áo cho người già.
* Theo điều kiện khí hậu: theo 4 mùa: quần áo xuân, hè, thu, đông.
* Theo phạm vi sử dụng: quần áo sinh hoạt, quần áo thể thao, quần áo lao động (quần áo làm việc, quần áo bảo hộ, quần áo bảo vệ,…), quần áo biểu diễn nghệ thuật.
Hình. Quần áo chia theo phạm vi sử dụng – áo bảo hộ lao động
>>> Có thể bạn quan tâm: Công ty thiết kế đồ họa tại Hà Nội?
* Theo chức năng sử dụng: quần áo ngủ, quần áo mặc nhà, thường phục, đồng phục, quần áo lễ hội, quần áo đạ hôi,…
* Theo kết cấu :
+ Áo : sản phẩm che phủ phẩn cơ thể người từ cổ trở xuống.
+ Quần : sản phẩm che phủ phần cơ thể người từ eo trở xuổng và chia thành hai ống để che phủ hai chi dưới.
+ Váy : sản phẩm che phủ phđn cơ thể người từ eo trở xuống và chỉ có một ống.
Từ ba chủng loại chính đã nêu trên còn có những sản phẩm phối hợp như sau :
– Váy kết hợp với áo : nếu váy được thiết kế liền với áo thì ta có sản phẩm dược gọi là áo liền váy hay áo váy, nếu váy’ và áo là 2 sản phẩm dược thiết kế dể luôn được mặc cùng với nhaụ thì ta có bộ sản phẩm váy- áo (thường thì váy và áo có những đặc diêm giống nhau; màu, màu phối, vật liệu).
– Quần kết hợp với áo: tương tự như khi kết hợp váy và áo, ta sẽ có quần liền áo hoặc bộ quần áo.
Từ mỗi chủng loại quần áo nói trên, người ta có thể phân loại theo kết cấu, hình dáng, độ dài, rộng các chi tiết của sản phẩm như sau :
* Phân loại kết cấu của áo :
+ Theo chiều dài áo: áo dài, áo lửng và áo ngắn.
+ Theo chiều dài tay áo: tay dài, tay lửng và tay ngắn,
+ Theo kiểu tay: tay ráp tròn, tay liền, tay raglan, tay phối hợp,
+ Theo kiểu cổ: không cổ, cổ nằm, cổ đứng, cổ bẻ ve .
* Phân loại kết cấu của quần:
+ Theo chiều dài: quần dài, quần lửng, quần ngắn,
+ Theo hình dáng ống quần: ống bó, ống thẳng, ống loe, ống vảy. + Theo kiểu cắt ; quần bà ba, quần ống què, quần âu, quần bò.
* Phân loại kết cấu của váy :
+ Theo chiểu dài: váy maxi, váy dài, váy lửng, váy ngắn, váy mini.
+ Theo hình dáng thân váy: váy bó, váy thẳng, váy xoè, váy phối hợp.
III – CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẦN ÁO
1. Các chỉ tiêu chất lượng
Bao gồm các chỉ tiêu chính:
– Chỉ tiêu về ngoại quan – thẩm mỹ,
– Chỉ tiêu về công thái trang phục.
– Chỉ tiêu về kỹ thuật.
2. Các yêu cầu đôi với quần áo
Cùng vơi sự phát triển của quần áo, các yêu cầu của chúng ngày càng được bổ sung và nâng cao. Các yêu cầu của quần áo là cơ sở xác định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm may.
Đối với quần áo, hiên nay tổn tại 2 nhóm yêu cầu sau :
– Nhóm yêu cầu tiêu dùng: nhằm thoả mãn những người sử dụng sản phẩm.
– Nhóm yêu cầu sản xuất: nhằm thoả mãn những nhà sản xuất quần áo.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 bài học đắt giá về Marketing: sống lâu không thể thành lão làng!
* Yêu cầu tiêu dùng
~ Yêu cầu sử dụng :
+ Sự phù hợp giữa kích thước, hình dạng của sản phẩm với cơ thể người mặc, đảm bảo ugười mặc có thể cử dộng đễ dàng khi mậc quần áo : việc đáp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào việclựa chọn phù hợp lượng gia giảm thiết kế, kiểu dáng,…
+ Sự thoải mái và tiên nghi về sinh lý cho con người khi sử dụng sản phẩm : việc đáp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào việc lựa chọn phù hợp tính vệ sinh của vật liệu, cấu trúc quần áo, lượng gia giảm thiết kế,…
+ Độ tin cậy trong quá trình sủ dụng sản phẩm : việc dấp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào việc lựa chọn phù hợp dộ bền, khả năng ổn định hình dạng,…
* Yêu cầu thẩm mỹ:
+ Sự phù hợp của kiểu dáng, tỷ lệ, bố cục và màu sắc vói xu hướng của mốt.
+ Hình thức hợp lý của nhãn hiệu và bao gói sản phẩm.
+ Yêu cầu về thẩm mỹ đối vói các dường may ráp nối trên quần áo : dường may không bị nhăn, mũi chỉ dẹp và đúng yêu cẩu,,..
* Yêu cầu sản xuất
– Cấu trúc quần áo hợp lý để có thể sử dụng những phuơng pháp
và thiết bị hiện có dể gia công sản phẩm.
– Câu trúc hợp lý để có thể cho phép giảm tiêu hao vật liệu hoặc
thời gian gia công mà không làm giảm chất lượng sản phẩm.
Xuân Nguyễn