- Hình dáng bên ngoài của quần áo
Đây là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất. Hình dáng ngoài của quần áo được xác định từ hình dáng trong và những đường may ráp nối trên quần áo.
Người ta chia hình dáng bên ngoài của quần áo thành 3 dáng cơ bản: dáng bó sát, dáng nửa bó sát và dáng thẳng.
Quần áo dáng bó sát: phần eo và ngực thường lộ rõ. Kiểu dáng này sử dụng chủ yếu cho quần áo nữ, ở quần áo nam rất ít gặp.
Quần áo dáng nửa bó sát thì ít bó sát lấy cơ thể hơn, dường eo ở phía trước và phía sau thường có những nếp gấp. Dáng nửa bó sát thường gặp trong quần áo nam, nữ và quần áo trẻ em.
Hình. Dáng cơ hân của quẫn áo a) Dáng hó sát; h) Dáng nửa bó sát ; c) Dáng hình thang ngược d) Dáng hình chữ nhật ; e) Dáng hình thang xuôi.
Trong các sản phẩm dáng thẳng, đường eo không lộ rõ, dôi khi theo xu hướng mốt có thể tạo ra một số dáng cụ thể như; hình chữ nhật, hình thang, hình ô vạn,… Quần áo dáng thẳng rất phổ biến dối với cả nam, nữ và trẻ em.
Hình dáng ngoài của quần áo còn được đặc trưng bởi kiểu cắt của nó. Kiểu cắt của quần áo được phân chia theo sự phân tách các chi tiết của quần áo theo hưởng dọc và hưởng ngang.
Khi phân tách các chi tiết theo phương dọc, người ta thường gọi tên kiểu cắt theo số đường may dọc hoặc số lượng chi tiết. Khi phân tách theo phương ngang, người ta gọi tên kiểu cắt theo vị trí của dường may ngang.
2. Các chi tiết cấu thành
Kết cấu của trang phục dược dặc trưng bởi số lượng và hình dáng các chi tiết của nó. Trong quần áo, số lượng các chi tiết có thể lên tới 40 chi tiết, chúng được chia làm 2 loại: các chi tiết chính và các chi tiết phụ.
- Các chi tiết chính : là những chi tiết dược cắt bằng loại vải chính và có tính chất quyết định hlnh dáng chung của quần áo, Ví dụ như các chi tiết: thân trước và thân sau áo, tay áo ; thân trước và thân sau quần ; thân trước và thân sau váy, để cúp thân áo,…
- Các chi tiết phụ ; là những chi tiết không quyết định hình dáng tổng thể của quần áo mà chỉ có tính chất hỗ trợ, nó bao gồm : các chi tiết phụ của lần ngoài (mãng sét, túi, nẹp, cổ, dáp, dai, cạp,,..); các chi tiết lớp lót (thân trước và thân sau của quần, váy và áo, tay áo, thân túi lót,…) ; các chi tiết lớp đựng (dựng ngực, dựng cổ, dựng vai, dựng nẹp, dựng thân trước, thân sau và tay áo,…) và các chi tiết trang trí (đăng ten, ru băng,…).
Hình dáng các chi tiết trong quần áo được xác dịnh bởi ý đồ và giải pháp thiết kế. Các chi tiết trong quần áo được gọi tên theo một số nguyên tắc như sau :
- Theo vị trí trên cơ thể mà chi tiết bao phủ : thân, tay, cổ,…
- Theo vị trí tương đối giữa các chi tiết với nhau : thân trước và thân sau, cổ ngoài và cổ trong, cổ trên và cổ dưới, chân cổ và bẻ lật, mang tay ngoài và mang tay trong,…
- Theo tương quan kích thước giữa các chi tiết vơi nhau : mang tay lớn và mang tay bé,…
- Theo chức năng của chi tiết : túi, dai, cạp, nẹp, đáp,…
- Theo tên của chi tiết chính mà từ đó dược chia cắt ra : đề cúp thân áo, chèn tay, cầu vai, cầu mông,…
- Theo hình dáng của chi tiết: cá, đỉa,…
- Tên đặc biệt (thường dược phiên âm từ liếng nước ngoài): xỏ bật, măng sét,..
3. Các đường may ráp nối
Các đường may ráp nối các chi tiết trên quần áo dược chia thành 2 nhóm:
- Các đường tạo dáng : là những đường viền ở vai, eo, hông và những đường xác định hình dáng sản phẩm à mặt chính diện và ở mặt cắt. Chúng đặc trưng cho hình dáng tổng thể của quần áo. Vị trí và hình dạng các dường tạo dáng được xác định theo những nguyên tắc về thiết kế kỹ thuật.
- Các đường trang trí : thường là các đường may nằm trên bề mặt của các chi tiết quần áo nhàm mục đích trang trí và đặc trưng cho dường nét bên ngoài của quần áo. Vị trí và hình dạng của những đường trang trí được xác định theo những nguyên tắc về thiết kế mỹ thuật theo bản vẽ phác thảo mẫu.
Các đường may ráp nối trên quần áo thông dụng được gọi tên như trong bảng 3.1 và hình 3.2.
Bảng 3.1. TÊN GỌI MỘT SỐ ĐƯỜNG MAY RÁP NỐI TRÊN QUẦN ÁO
Tên chi tiết | Ký hiệu | Tên đường may ráp nối |
Thân sau áo | 1-2 | Đường cổ áo {vòng cổ) |
2-3 | Đường vai áo (vai con) | |
3-4 | Đường nách áo | |
4-5 | Đường sườn áo | |
5-6 | Đường gấu áo | |
6 -1 | Đường giữa sống lưng | |
Thân trước áo: | 1-2 | Đường cổ áo {vòng cổ) |
2-3 | Đường vai áo (vai con) | |
3^4 | Đường nách áo , | |
4-5 | Đường suởn áo | |
5-6 | Đường gấu áo | |
6-1 | Đường vạt áo | |
Tay áo | 1-1 | Đường mang tay (đầu tay) |
1-2 | Đường bụng tay | |
2-2 | Đường gấu tay |
Lá cổ | 1-1 | Đường chân cổ (tra cổ) |
1-2 | Đường má cổ (đầu cổ) | |
2-2 | Đường gáy cổ | |
Thân trước và thân sau quần | 1-2 | Đường cạp quần (chân cạp) |
2-3 | Đường dọc quần | |
3-4 | Đường gấu quần | |
4-5 | Đường dàng quẩn | |
5-6 | Đường đũng quán | |
6-1 | Đường giữa thân sau và thân trước quần | |
Thân trước và thân sau váy | 1-2 | Đường cạp váy (chân cạp) |
2-3 | Đường dọc váy | |
3-4 | Đường gấu váy | |
4-1 | Đường giữa thân váy |
Hình 3.2. Các đường ráp máy nối thông dụng trên quần áo
Xuân Nguyễn